53 năm bám vỉa hè
Trên tấm bạt nhỏ, một bà cụ đang ngồi đảo mắt nhìn tứ phía. Cạnh bà, một đứa bé đang nằm ngủ và con chó ngồi vẫy đuôi. Trước mặt 2 bà cháu, chiếc thau nhỏ bên trong có nhiều đồng tiền lẻ. Cạnh đó có một chiếc bao căng phồng và một thùng xốp lớn.
Thằng bé vẫn say sưa ngủ. Một người đi ngang qua cúi xuống bỏ vào thau một tờ tiền. Bà nở nụ cười, nói lời cám ơn.
Bà đã già. Trên khuôn mặt sạm nắng của bà có nhiều vết nhăn. Đôi mắt bà không còn sáng nhưng cũng đủ để nhìn cảnh vật xung quanh…
Chúng tôi tiếp cận bà. Bà rất vui và cởi mở. Câu chuyện bà kể cho chúng tôi nghe thật thắt lòng…
Cuộc sống trên vỉa hè của hai bà cháu và chú chó nhỏ |
Bà tên Mai Thị Kim Hoàng, 60 tuổi. Bà không còn nhớ quê quán mình ở đâu, chỉ biết, bà đến ở khu vực này khi vừa lên 7 tuổi. Năm ấy, cha mẹ qua đời, bà về sống với người dì. Người dì này rất mê cờ bạc. Sau những lần thua bạc dì hay cáu gắt và đổ lên đầu đứa cháu côi cút của mình bằng những trận đòn chí tử.
'Tôi đến khu vực này từ lúc ấy. Hàng ngày tôi tá túc ở nhà ga Sài Gòn (bây giờ là Công viên 23 tháng 9) trên đường Lê Lai. Còn nhỏ, chưa biết làm gì ra tiền để sinh sống, tôi đi xin, đi nhặt thức ăn thừa để qua ngày. Đêm xuống, tôi vào ngủ ở nhà ga nhưng cũng không đêm nào được yên vì nơi đây nhiều tệ nạn.
Sau đó, tôi bỏ đến khu vực khác. Ban đêm, tôi tìm những góc khuất để ngủ. Những hôm mưa, tôi cố lết vào những mái hiên nhà nhưng chủ nhà không cho ngủ. Thế mà cũng lớn dần lên', người đàn bà nhớ lại.
Bà kể tiếp: 'Năm 14 tuổi, tôi được nhận vào làm ở quán ăn Thanh Xuân trên đường Tôn Thất Thiệp. Có lẽ đây là quãng thời gian tôi hạnh phúc nhất. Tuy nhiên cũng không được lâu, 5 năm sau tôi mất việc'.
Nơi bà cháu nghỉ ngơi cách chợ Bến Thành vài bước chân |
'Thời gian này, ai thuê bất cứ việc gì tôi cũng làm. Giờ rảnh, tôi đi lượm ve chai. Cũng nhờ vậy mà sống được qua ngày. Một hôm, tình cờ tôi gặp một thanh niên, lớn hơn tôi vài tuổi. Chuyện trò qua lại được vài lần, chúng tôi yêu nhau.
Mối tình lớn dần lên cho đến năm 23 tuổi, tôi có thai. Lúc này chồng tôi trở nên đổ đốn. Rượu chè, ăn nhậu rồi bỏ mặc mẹ con tôi. Hàng ngày, tôi bế con đi lượm ve chai để có tiền mua sữa cho con. Cha nó mải vui chơi không một lần ghé lại. Cuộc sống cứ thế, cảnh mẹ con nheo nhóc vậy mà cũng trôi qua.
Nghĩ lại, quãng thời gian này là khổ nhất. Tay xách nách mang nuôi con lớn cho đến năm nó 10 tuổi, nó bỏ tôi đi ở với người dưng. Tôi buồn lắm nhưng biết làm sao giờ. Chỉ mong con không làm điều gì dại dột để khổ cho bản thân …', bà Hoàng nói, giọng bùi ngùi.
Mong ngoại có nhà
Thằng bé vừa thức giấc. Nó choàng tay qua ôm bà, con thương ngoại lắm. Nó gục đầu vào người bà như muốn tìm hơi ấm.
'Nó là cháu ngoại tôi đấy. Mười năm trước, trong một buổi tối, con gái tôi tìm về. Trên tay nó là một đứa bé sơ sinh còn đỏ hỏn… Đứa bé vừa đầy tháng. Nó nói, con của con đó. Con nuôi không nổi, má nuôi dùm con. Tôi từ chối, 'tao nuôi thân tao còn chưa xong làm sao nuôi con mày?'. Nói vậy nhưng nó có nghe đâu. Nó bỏ mặc con nó cho tôi rồi biến mất. Nghe nói bây giờ nó ở tận Bình Dương và rất nghèo khổ'.
![]() |
Dù cuộc sống còn nhiều khó khăn, bà Hoàng và cháu trai vẫn nuôi một chú chó nhỏ để bầu bạn. |
'50 tuổi, tôi ôm đứa trẻ sơ sinh đi khắp đó đây tìm kiếm mưu sinh cho cả hai bà cháu. Có những lúc đang lượm ve chai, nó khát sữa khóc tôi phải ngưng lại cho nó bú rồi làm tiếp. Nắng, gió, mưa đã quá quen với nó nên cũng ít bệnh, nhờ vậy mới qua ngày được.
Thằng bé càng lúc càng lớn. Nó cần có bạn để chơi nhưng có đứa trẻ nào dám đến chơi với nó? Buồn quá, tôi xin cho nó một con chó để nó chơi cùng. Nhưng rồi chó cũng bị bắt mất. Kiếm con khác cũng mất. Đến gần đây, tôi mới ky cóp được 500.000đ mua cho nó con chó này để bầu bạn với nó', bà nói, ánh mắt hướng về phía con chó đang nằm vẫy đuôi.
Thằng bé ôm con chó vào lòng nhìn chúng tôi. 'Con tên gì?' 'Dạ con là Mai Thành Trung nhưng ngoại cứ kêu con là Cu Bin'. 'Hàng ngày con làm gì?'. 'Con theo phụ ngoại lượm ve chai và bán vé số'.
Cu Bin cho biết, cháu đã học hết lớp 3 nhưng hiện đã nghỉ học. Cháu bày tỏ ao ước tiếp tục đến trường. 'Nhưng làm sao tiếp tục được?'.
Ngoại của Bin nói: 'Chúng tôi không nhà không cửa, không mảnh giấy tùy thân, ai cho học. Muốn lắm chứ. Đêm đêm nó thường thỏ thẻ với tôi, con không muốn ngủ ngoài đường chỉ mong có một mái nhà để con và ngoại sinh sống. Mà không học thì làm sao mơ đến được?'.
53 năm ở lề đường, đến lúc tuổi già vẫn chưa biết được tương lai sẽ ra sao. Bà nói: 'Cũng may bây giờ không còn cô độc nữa. Bên cạnh tôi còn có cháu ngoại và con chó trung thành. Tôi chỉ cầu mong ban đêm ngủ không bị đuổi, ban ngày lao động kiếm đủ tiền cơm nước qua ngày là mãn nguyện lắm rồi.
Ước mơ của đứa bé, của bà cụ không phải lớn lao gì nhưng biết bao giờ bà cháu mới đạt được ?
Cuộc sống ở Nhật Bản khá đắt đỏ, để tiết kiệm chi phí, cô gái Thanh Trúc đã tự thiết kế căn bếp nhỏ bằng các nguyên liệu giá rẻ, khoảng 700 nghìn đồng.
" alt=""/>2 bà cháu ngủ vỉa hè Sài Gòn vẫn dành tiền nuôi chú chó nhỏĐội nhảy đến từ Phú Thọ đã xuất sắc giành tấm vé đầu tiên vào vòng chung kết nhờ bài dự thi “Đi theo bóng mặt trời” thực hiện tại khu du lịch Sun World Fansipan Legend (Sa Pa).
Zeal Dance Crew khéo léo biến tấu giữa vũ đạo nhịp nhàng, uyển chuyển trong phục trang dân tộc H’Mông với những động tác trẻ trung, sôi động trong trang phục áo phông vàng rực rỡ.
Nguyễn Duy Hải - Đội trưởng của đội, cho biết: “Toàn bộ thành viên của đội đều rất bất ngờ và vui sướng khi biết tin đội đã lọt vào chung kết cuộc thi Flashmob “Sóng tuổi trẻ”. Tuy vậy, chúng em phải tạm quên chiến thắng để tập trung chuẩn bị cho bài dự thi đêm chung kết 29/6/2019”.
Màn biểu diễn sắp tới của đội sẽ kể lại những cung bậc cảm xúc xuyên suốt hành trình chinh phục cuộc thi của các đội nhảy. Trong đó sẽ có những khúc vui vẻ, hào hứng tham gia thi vòng sơ loại, lúc căng thẳng, kịch tính trong cuộc chiến kêu gọi bình chọn vòng bán kết và niềm vui vỡ òa của những đội được biểu diễn trên sân khấu chung kết.
![]() |
Cùng tâm trạng với đội nhảy đến từ Phú Thọ, HNCheer - RAPS cảm thấy phấn khích khi bài nhảy mang đam mê và nhiệt huyết tuổi trẻ được đội thể hiện tại Sun World Halong Complex lọt vòng chung kết.
“Đội đã từng rất lo lắng vì có một số thành viên gặp chấn thương trước vòng bán kết, việc sắp xếp đội hình nhảy lớn cùng các động tác khó cũng gây khó khăn không nhỏ. Tuy vậy, mọi cố gắng giờ đây đã được đền đáp xứng đáng. Hiện đội đang bắt tay vào tập luyện cho bài thi đêm chung kết mang phong cách hào hùng và tinh thần sôi nổi của tuổi trẻ dân tộc”, Đặng Nguyễn Hoài Thương, đội trưởng HNCheer - RAPS chia sẻ.
Được nhận định là “ứng cử viên sáng giá” ngay từ vòng bán kết, đội Đại học Y dược Huế đã không phụ kỳ vọng của đông đảo người hâm mộ khi dẫn đầu lượt bình chọn trên fanpage với bài nhảy ấn tượng kết hợp giữa nón lá truyền thống và trang phục, vũ đạo hiện đại tại “sân khấu” Sun World Ba Na Hills.
![]() |
“Bài thi tranh tài đêm chung kết sắp tới của đội sẽ mang tính nghệ thuật hơn, với những câu chuyện và thông điệp ý nghĩa mà đội muốn gửi đến các bạn trẻ Việt Nam bên cạnh nhiều bất ngờ thú vị. Đến với cuộc thi này, chúng em đặt mục tiêu giành giải thưởng cao nhất để ghi dấu thành quả đáng tự hào, đáp lại những nỗ lực, nhiệt huyết và niềm đam mê của tất cả thành viên trong đội” - Đoàn Ngọc Miên, đội trưởng đội Đại học Y dược Huế tự tin.
Dù không thuộc Top 4 dẫn đầu lượt bình chọn trên fanpage nhưng Due Dance - Trường ĐH Kinh tế - ĐH Đà Nẵng đã xuất sắc giành tấm vé cuối cùng vào vòng chung kết với bài nhảy thể hiện sự tươi trẻ, khỏe khắn trong cả động tác lẫn âm nhạc cùng kĩ thuật phức tạp, được Hội đồng Giám khảo đánh giá cao.
![]() |
Lê Nguyễn Phương Trâm - Đội trưởng Due Dance chia sẻ: “Chúng em muốn đưa vào bài thi chung kết hình ảnh của những người dân chài Đà Nẵng mưu sinh bao đời ở sông Hàn nói riêng và của con người Đà Nẵng nói chung, đồng thời gợi lên bức tranh tươi sáng của một thành phố du lịch, không khí sôi động của mùa lễ hội với thông điệp chính “Đừng nghĩ ngợi gì - Hãy đến với Đà Nẵng - Chúng tôi sẽ dắt bạn đi”. Toàn đội không quá áp lực về thành tích nhưng sẽ nỗ lực đem đến bài nhảy đặc sắc nhất cho khán giả”.
![]() |
Ca sĩ Lưu Hương Giang sẽ làm bùng nổ sân khấu chung kết Flashmob “Sóng tuổi trẻ” |
Đêm chung kết Flashmob 2019 - “Sóng tuổi trẻ” diễn ra tối 29/6/2019 tại sân khấu hoành tráng trong công viên Sun World Danang Wonders.
Bài dự thi của 4 đội sẽ được Ban Giám khảo gồm ca sĩ Đoan Trang, ca sĩ ST Sơn Thạch và biên đạo múa John Huy Trần trực tiếp chấm theo thang điểm 10, trên 7 tiêu chí: tính sáng tạo, độ đồng đều của động tác biểu diễn, quy mô dàn dựng, kỹ thuật biểu diễn, trang phục, sự kết hợp hài hòa giữa âm nhạc và động tác, mức độ kết hợp giữa kỹ thuật, tính sáng tạo và đội hình.
Điểm số mỗi đội được tính trên tổng điểm của 3 giám khảo tại đêm thi. Trường hợp các đội bằng điểm nhau thì sẽ tính chỉ số phụ là số điểm trung bình tại vòng bán kết.
Ngoài sự góp mặt của bộ 3 giám khảo nổi tiếng, chương trình chung kết Flashmob còn quy tụ những màn trình diễn nghệ thuật của dàn sao đình đám: ca sĩ Lưu Hương Giang, nhóm nhạc “soái ca” Uni5 đang được hâm mộ.
![]() |
Dàn “soái ca” Uni5 trình diễn trong đêm chung kết Flashmob |
Trong không gian vui chơi giải trí hiện đại và sôi động nhất tại trung tâm Đà Nẵng, đêm chung kết Flashmob 2019 “Sóng tuổi trẻ” hứa hẹn là một đêm bùng nổ của giới trẻ, với cuộc phô diễn kỹ thuật nhảy sáng tạo và độc đáo cùng giải thưởng với tổng trị giá hơn 200 triệu đồng.
Đây là cơ hội để khán giả tới Sun World Danang Wonders vui chơi và hòa vào không khí vui tươi, trẻ trung khi theo dõi những màn trình diễn flashmob mùa pháo hoa Đà Nẵng - DIFF 2019 này. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV6 - Đài truyền hình Việt Nam vào 20h ngày 29/6/2019 và livestream trên fanpage www.facebook.com/diff.vn/. |
Doãn Phong
" alt=""/>Lộ diện 4 đội lọt vào vòng chung kết cuộc thi nhảy Flashmob 2019Thầy giáo Nguyễn Đức Thìn sinh năm 1940, năm nay đã 79 tuổi. Chỉ học hết lớp 7 nhưng nhờ tinh thần tự học, năm 18 tuổi ông đã trở thành thầy giáo trường làng. Sau đó vì làm tốt, ông tiếp tục được phân công giảng dạy môn Văn – Lịch sử ở Trường cấp 2 Liên Sơn (nay là Trường Tam Sơn, Từ Sơn, Bắc Ninh).
Năm 1963, thực hiện lời Bác Hồ dạy ‘Mùa xuân là Tết trồng cây, làm cho đất nước càng ngày càng xuân’, thầy trò ông đi trồng cây. Khi tổng kết, thấy việc trồng cây tốt quá và thấy cần làm nhiều việc tốt nữa cho quê hương, đất nước, ông đã phát động ở địa phương phong trào ‘Làm nghìn việc tốt’.
Sau đó, phong trào tiếp tục lan tỏa ra thiếu nhi miền Bắc, rồi thiếu nhi miền Nam. Ông đã đi từ Cao Bằng tới Cà Mau để nhân rộng phong trào.
Ông còn nhớ rõ mồn một kỷ niệm Bác Hồ về thăm ngôi trường của thầy trò ông. ‘Bác khen các đồng chí làm nghìn việc tốt, thế là rất tốt. Cần làm nghìn việc tốt góp sức cùng Đảng, Nhà nước và nhân dân xây dựng miền Bắc Xã hội Chủ nghĩa, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Và từ đó sáng kiến nở như hoa’.
Khi đang dốc lòng dốc sức cống hiến cho nhân dân, đất nước, ông nhận được tin dữ: mình mắc bệnh phong. 'Ngày ấy, bệnh phong vẫn còn bị người ta kỳ thị ghê lắm'. Các ngón tay của ông bắt đầu co lại, không có cảm giác. Ban giám hiệu khuyên ông nên đi điều trị.
Đến Bệnh viện Bạch Mai gặp bác sĩ, ông cũng bắt gặp những gương mặt quen thuộc trong đám sinh viên thực tập, vì họ từng là những học trò xuất sắc của ông. ‘Lúc đó, tôi ngượng lắm. Và tôi làm một bài thơ tặng bác sĩ. Bác sĩ nói với tôi rằng lúc này mà cậu còn làm thơ được thì nhất định cậu sẽ chiến thắng’.
Vào Trại phong Quỳnh Lập, ngày đầu tiên một người bạn hỏi ông ‘vào đây thấy thế nào?’, ông đáp ‘tuyệt vời lắm’. Nhưng thực ra đêm hôm trước ông đã khóc, không ngủ được. Ông vẫn nhớ khoảnh khắc sáng sớm hôm ấy, ông ra bờ biển ngắm bình minh trên biển Quỳnh Lập. Ông nghĩ ‘đã có bình minh thì có cuộc sống…’.
![]() |
Thầy giáo Thìn suốt đời gắn bó với sự nghiệp trồng người. Ảnh: NVCC |
Trong suốt 4 năm ở trại phong, ông được bầu làm Bí thư Chi bộ. Ở trại phong, ông chứng kiến những cảnh đời cô quạnh. Đã bị cụt tay, cụt chân, người bị bệnh phong còn không dám về quê mà phải ở lại đây cho đến chết.
Chứng kiến những đứa trẻ theo bố mẹ vào trại phong, không được học hành, ông thấy thương cảm vô cùng. Thế rồi, ông nảy ra ý tưởng tổ chức lớp học tình thương trong trại để cho các cháu con chữ. Được ban giám đốc trại cho phép, Trường học Lê Văn Tám từ đó ra đời. Ông tự nhủ mình phải sống, để các em được học hành và làm những việc có ý nghĩa.
Không những thế, ông còn tập hợp tất cả những ai từng là giáo viên, học sĩ… những người có kiến thức đang điều trị tại đây để mời tham gia giảng dạy.
‘Tôi chọn cách sống nhìn xuống chứ không nhìn lên. Nhìn xuống để thấy nhiều người khổ hơn mình mà người ta vẫn sống được, thì tại sao mình phải tuyệt vọng. Tôi là người bồi dưỡng em Lê Văn Đắc – người bị địch chặt cụt 2 tay – để báo cáo điển hình Đại hội Chiến sĩ Thành cổ tỉnh Quảng Trị. Tôi rất cảm phục cậu bé ngậm bút vào miệng rồi kẹp bút vào chân để viết. Một đứa trẻ còn có nghị lực tuyệt vời như thế thì mình mới bị hỏng tay thôi, có gì mà thất vọng’.
Sau 4 năm điều trị, thầy giáo Thìn trở về ngôi trường cũ, tiếp tục đứng lớp và cống hiến hết mình cho sự nghiệp trồng người.
Ông đã có hơn 30 sáng kiến, đề tài khoa học các cấp. Trong đó, có 4 đề tài được tặng Bằng khen và Huy hiệu Lao động sáng tạo của Tổng Công đoàn Việt Nam nay là Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Lúc này, phong trào ‘Làm nghìn việc tốt’ của ông cũng đã lan toả trên khắp cả nước.
Là người khuyết tật, đôi bàn tay đã hoàn toàn toàn không còn cảm giác, không còn xòe ra được, ông Thìn vẫn cầm bút gõ máy tính và tiếp tục sáng tác thơ, văn và viết báo, tích cực tham gia các hoạt động đoàn thể, xã hội ở địa phương. Ông đã viết và in được 3.000 trang sách, hàng trăm bài báo.
Năm 1991 về nghỉ hưu, ông được nhân dân giao cho chức Trưởng Ban Tuyên truyền, vận động xây dựng lại đền Đô - Di tích Quốc gia thờ 8 vị vua nhà Lý - nơi ấy Bác Hồ từng thắp hương cho các đức Vua và nói chuyện với bà con nhân dân.
![]() |
Thầy giáo Thìn có đóng góp lớn trong việc xây dựng lại di tích đền Đô (Bắc Ninh). Ảnh: VOV2 |
30 năm qua, giữ cương vị Trưởng ban Tuyên truyền, ông Thìn cùng nhân dân đặt viên gạch đầu tiên xây dựng lại đền Đô - bây giờ là Di tích Quốc gia đặc biệt. Với mong muốn làm tốt trọng trách được giao phó, ông hăng say viết sách, làm phim, hướng dẫn, bồi dưỡng đội ngũ hướng dẫn viên bởi vì ‘Một lời nói với du khách là truyền cả hồn quê, hồn nước, tình người, niềm tin yêu con người vào cuộc sống, để vinh danh hào khí Thăng Long, thời đại Hồ Chí Minh’.
Cách đây 4-5 năm, ông vẫn còn đang là hướng dẫn viên ở đền Đô. Không thể đánh máy bằng tay, ông dùng bút bi để gõ bàn phím, viết tiếp những trang sử về đền Đô để các thế hệ mai sau hiểu và trân trọng những giá trị lịch sử của dân tộc.
Ông cũng là tác giả cuốn tự truyện ‘Chuyện cuộc đời’ và viết tập thơ ‘Bình minh đến sớm’, tuyển tập ‘Nghìn việc tốt – Chuyện kể ở Tam Sơn’. Thầy giáo Thìn cũng là một trong những tấm gương điển hình tiên tiến được vinh danh trong Chương trình Giao lưu toàn quốc các điển hình tiêu biểu học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2019 với tên gọi 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng' diễn ra sáng ngày 19/8.
Thầy giáo Nguyễn Đức Thìn đã được Nhà nước trao tặng những phần thưởng và danh hiệu cao quý: - Được trao tặng danh hiệu Anh hùng Lao động (năm 1985) - Được trao tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân (năm 1988)
|
Ôn Đông (27 tuổi, đến từ Trung Quốc) là giáo viên dạy Toán tại một trường cấp 3. Nhờ tham gia chương trình truyền hình, anh hiện có tới gần một triệu người theo dõi.
" alt=""/>Thầy giáo làng vượt qua nỗi đau bệnh phong làm nghìn việc tốt